Contents
Hồng môn là loài cây để bàn đẹp và được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Đây là loài cây được lai tạo từ cây Phú quý và cây Lan ý. Vì thế, lá Hồng môn nhìn rất giống lá của cây Phú quý xanh, nhưng hoa lại khá giống với hoa của Lan ý.
Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng của loài cây phong thủy này.
Đặc điểm của cây Hồng môn phong thủy
Cây Hồng môn phong thủy là loài cây có nguồn gốc từ Colombia và Ecuador (có danh pháp khoa học Anthurium andraeanum). Một số tên gọi khác của Hồng môn, như: cây Môn hồng, Vỹ hoa tròn, Buồm đỏ. Cây Hồng môn có ba loại chính, gồm: Đại Hồng môn, Trung Hồng môn và Tiểu Hồng môn. Trong đó, Đại Hồng môn là loài được ưa chuộng nhiều hơn.
Hồng môn là loài cây thuộc dòng thân thảo, thuộc họ ráy, rễ chùm. Loài cây này thường mọc thành bụi, thân ngắn. Lá Hồng môn mọc bao quanh thân có màu xanh tươi, với độ dài từ 10 – 20cm.

Các loại cây Hồng môn để bàn thường nhỏ, có chiều cao dưới 30cm. Đây là loài cây có tốc độ tăng trưởng không nhanh, nhưng lại phát triển rất xum xuê. Đặc biệt, cây ra rất nhiều hoa và có sự thay đổi màu sắc khá độc đáo.
Hoa Hồng môn nở quanh năm, nhiều nhất vào mùa xuân và mùa hạ. Đây là thời điểm Hồng môn phát triển tốt nhất. Nhờ vậy, bàn làm việc sẽ được tô điểm đẹp hơn rất nhiều. Đặc biệt loài cây này có sức sống rất tốt và là loài cây trồng trong văn phòng vô cùng hợp lý.
Ý nghĩa của cây Hồng môn trong phong thủy
Ngay từ tên gọi, Hồng môn đã mang ý nghĩa của sự may mắn và thịnh vượng. “Hồng” tượng trưng cho “sắc hồng may mắn”, “môn” tượng trưng cho “gia môn phú quý”. Đây là loài cây mang ý nghĩa phong thủy cực tốt.
Hồng môn chí là loài cây mang đến may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Loài cây này cực phù hợp với những người mệnh Hỏa và mệnh Thổ.
Về mặt phong thủy, Hồng môn có ý nghĩa là trường tồn, tượng trưng cho tài lộc và may mắn. Nếu đặt một chậu Hồng môn trên bàn làm việc bạn sẽ nhận được những điều tốt lành. Hơn nữa, loài cây này có có ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở rất tốt cho công danh sự nghiệp. Mọi việc trong làm ăn kinh doanh đều được tương hỗ, gặp may mắn và thuận buồm xuôi gió.

Cây Hồng môn giúp cân bằng trường khí, điều hòa và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc. Nhờ vậy, gia chủ có một không gian sống hài hòa và an yên hơn. Đặc biệt, loài cây này còn có khả năng hấp thụ những loại khí xấu trong môi trường, thanh lọc không khí cực tốt. Vì thế hồng môn luôn là top cây trang trí nội thất trong nhà.
Thực tế, cây Hồng môn mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Theo đó, Hồng môn hoa đỏ sẽ đem lại sự nồng ấm, nhiệt tình. Hồng môn cam là đại diện của sự đam mê mãnh liệt, Hồng môn xanh là biểu tượng của sự kiên trì.
Theo một số chuyên gia phong thủy, hoa Hồng môn có sự biến chuyển màu sắc từ đỏ, cam đến cam nhạt chính là đại diện của vòng đời con người. Nó thể hiện cho một sự tuần hoàn trong vũ trụ. Vì thế, người trồng Hồng môn luôn muốn đó được tươi tốt để cuộc sống thêm viên mãn.
>>>Xem thêm: Top những loài cây xanh để bàn mang phong thủy thịnh vượng
Cách trồng và chăm sóc cây Hồng môn
Cây Hồng môn phong thủy có sức sống mạnh mẽ, dễ trồng, dễ sống. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc, Hồng môn sẽ dần dần lụi và chết đi. Đây là một điềm không tốt, nên bạn cần hết sức lưu ý khi trồng loài cây này.

Cây Hồng môn sống khỏe, rất dễ trồng và chăm sóc
Để Hồng môn sống khỏe và ít bệnh tật, bạn cần lưu ý ngay từ đầu khi trồng, từ chọn cây giống, kỹ thuật trồng,….
Cách trồng Hồng môn đúng kỹ thuật:
– Chuẩn bị giá thể: Trồng Hồng môn không khó, nhưng trước hết bạn cần chuẩn bị giá thể trồng cây thật kỹ lưỡng. Bạn nên trộn 2 phần trấu hun với 1 phần đất phù sa. Đảm bảo đất có độ tơi xốp, giữ ẩm tốt và thoát nước tốt. Điều này giúp Hồng môn sinh trưởng tốt hơn, ít bị bệnh và không bị úng khi tưới quá nhiều nước.
– Chọn cây giống: Nếu đã có sẵn một chậu Hồng môn, bạn có thể tách chồi từ chậu cây đó. Chuyển chồi sang một giá thể đã chuẩn bị sẵn để ươm cây. Hoặc bạn cũng có thể cắt phần chồi từ cây gốc có 1 – 2 rễ để trồng. Cả hai cách lấy cây giống này đều đơn giản và dễ thực hiện.
– Kỹ thuật trồng: Đây là vấn đề quan trọng, quyết định rất nhiều tới sự phát triển và sinh trưởng của cây.
Sau khi chọn được cây giống, bạn cho giá thể vào chậu và giâm chồi cây đã cắt rồi ấn chặt xung quanh. Tiếp đến, tưới nước vừa đủ cho chậu cây rồi đặt chậu ở nơi râm mát.
Khoảng 20 ngày sau, khi cây đã có rễ, bạn mang cây ra nơi dưỡng để mau bén rễ. Điều này vừa giúp cây sinh trưởng nhanh, vừa giúp cây ra nhiều lá và hoa hơn.
– Cách nhân giống Hồng môn: Có nhiều cách nhân giống Hồng môn, bạn có thể tách chiết cây con từ cây mẹ hoặc nuôi cấy mô từ lá và hạt. Tuy nhiên, bạn nên nhân giống bằng cách tách chiết từ cây mẹ.
Những cây mẹ đã trồng được hơn 4 tháng và có khoảng 3 – 4 lá non là bạn đã có thể thực hiện tách chiết rồi. Chỉ cần dùng một con dao cắt sát gốc, kèm theo 1 – 2 rễ. Sau đó, dùng rễ bèo tây bó lại, đem để ở nơi thoáng mát một thời gian cho ra rễ rồi mới trồng vào chậu.

Cách chăm sóc Hồng môn phát triển nhanh
– Chế độ nước: cây Hồng môn rất dễ sống, có thể trồng vào chậu đất hoặc trồng vào bình thủy sinh. Nếu trồng chậu đất bạn phải đảm bảo lượng nước cung cấp cho cây luôn khoảng 70 – 80%. Bởi nếu đất quá khô sẽ khiến cây bị vàng lá hoặc bị cháy.
– Nhiệt độ: Đây là loài cây phù hợp với thời tiết mùa thu đông, với nền nhiệt khoảng từ 15 – 30 độ C. Nếu trồng nơi khí hậu lạnh dưới 15 độ cây sẽ bị chậm phát triển. Trong khi nhiệt độ quá cao sẽ khiến cây bị bệnh vàng lá hoặc thối rễ. Vì thế, vào mùa hè bạn không nên để cây ở ngoài nắng trực tiếp, mà nên cho câu vào nơi râm mát.
– Đất trồng: Việc chuẩn bị đất trồng Hồng môn rất quan trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng mà còn ảnh hưởng tới các loại sâu bệnh. Bạn cần chuẩn bị đất tơi xốp, có thể trộn thêm phân chuồng hoặc các loại đất mùn cây sẽ phát triển tốt hơn.
– Ánh sáng: Hồng môn là loài cây không ưa sáng. Vì thế, bạn không nên đặt cây ở những nơi ánh sáng trực tiếp. Nếu trồng trong văn phòng, thỉnh thoảng bạn cho cây ra gần cửa sổ khoảng 30 phút buổi sớm.
– Phân bón: Sau khi trồng khoảng 50 – 60 ngày, bạn có thể tưới nước phân theo tỉ lệ 1:10, tức là 1 phân, 10 nước. Mỗi tuần bạn nên tưới 1 lần, không nên tưới phân quá đậm đặc sẽ làm cây bị xót và chết.
Ngoài ra, bạn nên bón thêm phân hữu cơ dạng viên để cây có đủ chất dinh dưỡng phát triển. Với loại phân bón này, khoảng 5 – 6 tháng mới nên bón 1 lần.
– Cắt tỉa cây: Để cây sinh trưởng tốt, ra nhiều lá và hoa bạn nên thường xuyên cắt tỉa cây. Thường xuyên xới để cho đất tơi xốp, thoát nước tốt. Bên cạnh đó, bạn phải cắt bỏ những cành khô héo, lá vàng để tránh lây lan ra những cành lá khác.
– Cách phòng trừ sâu bệnh hại
Virus xoắn lá, thối củ, thối gốc là những bệnh thường gặp ở cây Hồng môn phong thủy. Nếu cây bị nhiễm virus xoắn lá, cây sẽ không phát triển và hạn chế khả năng ra hoa. Vì thế, bạn cần loại bỏ ngay những cây bị bệnh để tránh lây lan ra những cây khác.
Nếu đất bị ẩm ướt, không thông thoáng, Hồng môn sẽ dễ bị thối gốc, thân và củ. Để tránh hiện tượng này, bạn cần tỉa bớt lá già, xới đất để tạo độ thông thoáng. Đặc biệt nên duy trì độ ẩm, ánh sáng để ngăn ngừa bệnh.

Trên đây là một số chia sẻ chi tiết về cây Hồng môn phong thủy. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về loài cây phong thủy để bàn này hay muốn trong nhà đầy sắc hồng thanh tao của hồng môn bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.