Contents
Lô hội có tên khoa học là Aloe Vera, là loài cây thuộc họ Asphodelaceae. Giống cây này có nguồn gốc từ Trung Cận Đông. Cây Lô hội gần giống với các loài xương rồng trên sa mạc vì thân rất mọng nước.

Tại Việt Nam, cây Lô Hội còn được biết đến với tên gọi là cây Nha đam, Lao Vỹ, La hội hay Tượng can,….. Lô hội được dùng làm cảnh rất đẹp, bên cạnh đó loài cây này còn có khả năng thanh lọc không khí tốt. Vì thế, dân văn phòng rất ưa chuộng cây Lô hội để bàn làm cảnh và cũng là lựa chọn số một trong không gian nội thất nhà ở.
Đặc điểm cây Lô hội phong thủy
Cây Lô hội có sức sống mãnh liệt, rất dễ trồng và chăm sóc. Lá cây thường thẳng vươn theo góc 45 độ lên cao và mọc đối xứng nhau. Đây là một trong số ít loài cây không phân nhánh và lá không có cuống như nhiều loài khác. Cây có chiều cao trung bình từ 15 – 30cm.
Lá cây mọc sát thân, với các lá dày, mọng nước và có hình lưỡi giáo. Mép lá thường dày, có răng cửa thô như gai nhọn. Rễ cây Lô hội thuộc họ rễ chùm bao quanh bởi các tua rễ bám sâu vào đất. Khi được trồng trong môi trường thủy sinh ta có thể thấy rõ bộ rễ cây trắng muốt tỏa ra mọi hướng rất bắt mắt.
Nếu Lô hội trồng lâu năm còn có hoa rất đẹp. Hoa Lô hội mọc thành cụm dạng chùm với cành hoa dài khoảng 10cm. Lúc non hoa thường mọc đứng sau và rủ xuống. Hoa dài từ 3 – 4cm với sắc vàng và đỏ rất bắt mắt.

Người ta thường lấy phần ruột mọng nước của lá để nấu chè, nước giải khát hay làm đẹp. Đây cũng là một loại thuốc kháng viêm, sát khuẩn rất tốt cho dạ dày và đường ruột. Thành phần Lô hội chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau, trấn tĩnh và phòng ngừa lão hóa tốt.
Đặc biệt, cây Lô hội còn có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời, Lô hội có tác dụng hút các khí có hại cho cơ thể như: cacbondioxit (CO), Andehyde formic, cacbonic, lưu huỳnh oxit…
Ngoài ra cây Lô hội còn có tác dụng hút bụi bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí. Khi không khí có quá nhiều khí độc, lá cây Lô hội sẽ xuất hiện những đốm nâu nhỏ, cảnh báo chúng ta.
Tác dụng của cây Lô hội
Không chỉ đơn thuần là một loài cây cảnh để bàn đẹp cho dân văn phòng, cây Lô hội còn có nhiều tác dụng vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe con người.
– Hút tia tử điện bảo vệ sức khỏe: Trong thành phần của lá cây Lô hội có chứa các tế bào chlorophyll – đây là những tế bào có khả năng chống lại tia tử điện từ máy tính, điện thoại ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế, cây Lô hội góp phần không nhỏ trong việc chống các bệnh nan y nguy hiểm.
– Chống lại các bệnh ung thư: Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, chất nhờ của cây Lô hội có dược tính cực tốt cho sức khỏe. Thành phần này có tác dụng làm giảm 20% khả năng gây ung thư ở con người.
– Chữa vết bỏng, vết thương cực tốt: Khi bị bỏng, chỉ cần lấy phần thịt của lá Lô hội bôi vào là khắc phục được ngay. Chất nhờn trong lá cây có tác dụng làm mát, giảm đau và nhanh liền da.
– Làm đẹp da: Với chị em phụ nữ, Lô hội là một trong những bí quyết làm đẹp không thể bỏ qua. Chiết xuất Lô hội được đưa vào trong nhiều sản phẩm chăm sóc da cơ bản của chị em.
Ý nghĩa phong thủy của cây Lô hội
Cây Lô hội phong thủy hiện nay được giới văn phòng rất ưa chuộng. Không phải chỉ trồng để làm cảnh bàn làm việc, mà người ta mong muốn nó sẽ mang đến những may mắn, tài vượng cho công việc.
Trong phong thủy, cây Lô hội thuộc hành Mộc. Các loại cây thuộc hành Mộc thường mang đến may mắn, tài vượng. Đặc biệt càng phúc khí hơn khi để cây Lô hội trên bàn làm việc, kệ sách hay cạnh khung tranh,….

Đặt một chậu Lô hội trên bàn làm việc sẽ giúp kích vượng khí, tài lộc. Đồng thời, với nguồn năng lượng tốt của mình, cây Lô hội làm tăng thêm sức khỏe cho cơ thể luôn tỉnh táo để làm việc đạt thành tựu tốt hơn.
Cây Lô hội cực thích hợp cho những người hướng nội. Loài cây này mang nguồn năng lượng mạnh, phù trợ và giúp con người cảm giác thanh thản, thoải mái hơn. Với những người con đường công danh đang gặp vấn đề nên đặt một cây Lô hội trên bàn làm việc để hóa giải những điềm xấu.
>>>Xem thêm: Ý nghĩa phong thủy của cây cảnh để bàn
Cách trồng và chăm sóc cây Lô hội đơn giản
Cây Lô hội phong thủy là loài cây rất dễ trồng và chăm sóc. Chỉ cần bạn vứt một nhánh Lô hội ở ngoài vùng đất ẩm, một thời gian sau nó sẽ bén rễ và phát triển tốt hơn. Khi trồng trong nhà, bạn cũng không cần quá chăm sóc Lô hội như nhiều loài cây để bàn khác.
Ánh sáng
Lô hội cần phải được cung cấp đủ ánh sáng mới có thể phát triển tốt. Nếu trồng cây trong văn phòng, khoảng 3 – 5 ngày bạn có thể đặt cây gần cửa sổ, nơi có ánh sáng tự nhiên để cây quang hợp. Như vậy cây có thể phát triển nhanh, mạnh mà ít bị sâu bệnh.

Nhiệt độ
Cây Lô hội là một loài cây chịu lạnh kém. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cây ở khoảng 15 – 35 độ C. Nếu nhiệt độ xuống dưới 5 độ C cây sẽ ngừng sinh trưởng. Bên cạnh đó, Lô hội cũng “dị ứng” với sương. Vì thế, không nên để cây ở ngoài những ngày sương muối, hoặc nhiệt độ xuống thấp.
Nước
Mặc dù trong lá cây Lô hội lúc nào cũng mọng nước, nhưng đây lại là loài cây rất sợ thích nước. Vào mùa mưa ẩm ướt hoặc đất trồng không thoát nước tốt, cây rất dễ bị khô héo hoặc thối, chết.
Khi trồng Lô hội trong văn phòng, bạn không cần tưới nhiều nước. Khi cây mới trồng, chỉ nên tưới 1 lần/ ngày để cây phát triển ổn định. Khi thấy cây đã ổn định và có cây con phát triển thì mới tăng lên tưới 2 lần/ ngày.
Nếu trồng Lô hội trong môi trường thủy canh, bạn chỉ nên đổ nước ngập 1/3 rễ để tránh làm cây bị úng. Khoảng 2 – 3 tuần bạn nên thay nước và nhỏ thêm vài giọt dung dịch thủy sinh để cây phát triển tốt hơn.
Đất trồng
Bạn cần chuẩn bị loại đất có khả năng thoát nước tốt, tơi xốp và thoáng khí. Nếu đất thoát nước kém khiến rễ cây bị bó lại, không hô hấp được. Từ đó, cây xuất hiện tình trạng thối rễ và chết. Tuy nhiên, nếu đất chứa nhiều cát lại khiến nước và chất dinh dưỡng mất đi, cây sẽ phát triển kém hơn.
Phân bón
Để cây phát triển tốt bạn nên bón đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng cho cây. Nên chọn các loại phân bón lên men như phân trùn quế, phân bánh,… để bón cho cây. Song bạn cũng không nên bón quá nhiều và thường xuyên. Khoảng 1 – 2 tháng xới đất và bón một lần là tốt nhất.
Phòng trừ sâu bệnh
Với Lô hội trồng trong chậu thường ít gặp sâu bệnh hơn trồng ngoài đất. Nhưng bạn cũng cần phòng trừ trường hợp cây gặp vấn đề với sâu bệnh hại. Nếu thấy lá có dấu hiệu bị úng, trước hết bạn phải cắt bỏ lá úng để tránh lây lan sang các lá khác.
Bên cạnh đó, trước khi trồng Lô hội bạn cũng cần phải chuẩn bị đất kỹ lưỡng, nên phơi đất để loại bỏ các mầm bệnh tiềm ẩn. Trong quá trình trồng, bạn cũng thường xuyên xới đất để đất được tơi xốp. Như vậy vừa hạn chế được sâu bệnh, vừa giúp cây phát triển tốt hơn.

Trên đây là một số thông tin về đặc điểm, ý nghĩa của cây Lô hội phong thủy. Hy vọng, qua bài viết này bạn đã biết cách chọn, trồng và chăm sóc cho một cây Lô hội để bàn. Nếu cần tư vấn kỹ hơn về loài cây này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.