Contents
Lưỡi hổ phong thủy còn có tên gọi khác là cây Hổ vĩ, cây Lưỡi cọp. Loại cây này có tên khoa học là Sansevieria Trifasciata. Lưỡi hổ có nhiều loại như: Lưỡi hổ đỏ, Lưỡi hổ vàng, Lưỡi hổ vằn… Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế, bạn có thể lựa chọn được loại cây phù hợp nhất.
Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Phi nên có khả năng chịu khô hạn tốt. Lưỡi hổ thường được sử dụng nhiều để làm cây trang trí nội thất. Cây có tác dụng lọc không khí tốt. Không những mang tính thẩm mỹ, chúng còn có ý nghĩa rất lớn về mặt phong thủy.

Đặc điểm hình thái của cây Lưỡi hổ
Cây Lưỡi hổ thuộc họ Măng tây, thân cao từ 30cm đến 1 mét. Chúng thuộc loại cây mọng nước, thân mọc thẳng đứng. Lưỡi hổ mọc theo từng bụi từ 5 – 6 lá, rễ quyện vào nhau rất chắc chắn.
Lá lưỡi hổ cứng, dày hình chiếc gươm hẹp. Tùy theo từng loại nên chúng có những kích cỡ và màu sắc khác nhau. Thông thường, loại Lưỡi hổ phổ biến nhất là màu 2 màu xanh nhạt và xanh bóng đan xen hài hòa kéo dài từ thân lên đến ngọn.
Lưỡi hổ là loại cây có hoa. Hoa có 6 cánh thuôn dài từ 3,5cm mềm mại. Sự đối lập giữa thân và lá tạo nên những nét đối lập rất độc đáo. Tuy nhiên, hoa Lưỡi hổ thường rất hiếm gặp. Người ta cho rằng, bình hoa Lưỡi hổ nở báo hiệu cho gia chủ nhiều may mắn, tài lộc và bình an.
Ý nghĩa của cây Lưỡi hổ
Cây Lưỡi hổ rất được ưa chuộng để làm cây cảnh nội thất trồng trong nhà. Bởi chúng mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Làm sạch không khí
Trong top những cây thanh lọc không khí tốt nhất, chắc chắn không thể bỏ qua cây Lưỡi hổ phong thủy. Chúng được chứng minh có hấp thu 107 độc tố trong đó có chất Formaldehyde và Nitrogen Oxide gây ung thư.

Bạn có thể trồng cây trong phòng khách, phòng làm việc tạo không khí thoáng đãng và thoải mái. Theo công bố của NASA, 1 cây Lưỡi hổ có thể hấp thụ được 0,938 grams/h chất Formaldehyde. Như vậy, với căn phòng có diện tích 75m², chỉ cần trồng cây Lưỡi hổ có 5 – 6 lá là đủ giúp không khí luôn trong lành.
Cũng nhờ khả năng hút độc, làm sạch không khí, Lưỡi hổ còn giúp hạn chế hội chứng nhà kính. Hầu hết, các loại cây được trang trí trong văn phòng, chung cư cao tầng đều sử dụng loại cây này. Không chỉ mang lại vẻ đẹp mà còn tạo không khí trong lành rất tốt cho sức khỏe con người.
Đặc biệt, nếu trồng Lưỡi hổ trong phòng ngủ sẽ vô cùng có lợi. Chúng giúp giải phóng Oxy, hấp thụ CO2 rất tốt cho hoạt động hô hấp của con người. Bạn sẽ có giấc ngủ ngon và sâu hơn, tạo tâm lý thoải mái, cung cấp năng lượng cho tối ưu.
Ngoài ra, lá cây Lưỡi hổ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Nếu gia đình bạn có người bị viêm họng, viêm tai, khàn tiếng hoặc ho khan có thể dùng lá đem hơ nóng, giã lấy nước để dùng rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, cây Lưỡi hổ còn có tác dụng chữa ho, viêm họng, khàn tiếng hoặc chữa viêm tai bằng cách hơ lửa cho nóng rồi đem giã lấy nước để dùng.
Xua đuổi tà khí, đem lại may mắn cho gia chủ
Theo quan niệm của người phương Đông, Lưỡi hổ có lá nhọn như gươm đao, rất thích hợp để trấn khí, xua đuổi ma quỷ. Lá mọc thẳng đứng, tượng trưng cho sự dũng mãnh và oai phong, ý chí vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Hơn thế, chúng thể hiện sức mạnh của loài Chúa sơn lâm, giúp bảo vệ gia đình khỏi tà khí, xui xẻo và không may.
Ngoài ra, cây Lưỡi hổ còn mang ý nghĩa may mắn. Cây giúp gia chủ phát lộc, phát tài, dồi dào về tiền bạc. Không những đường tình duyên lận đận mà công việc, sự nghiệp cũng được hanh thông hơn.

Bạn có thể dùng chậu Lưỡi hổ để đặt trước cửa, đặt trong nhà, trên bàn khách, phòng làm việc, làm cây cảnh mini để bàn làm việc… Đây cũng là món quà rất ý nghĩa để đem tặng đối tác, người thân, bạn bè trong những dịp thăng chức, tân gia, lễ tết.
>>>Xem thêm: Các loài cây phong thủy được ưa chuộng nhất hiện nay
Cách trồng và chăm sóc cây Lưỡi hổ
Lưỡi hổ là loại cây dễ tính, có thể sống khỏe mạnh trong nhiều môi trường. Chúng có sức sống bền bỉ, tuổi thọ lâu dài. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt, đẹp và bền màu, bạn cần chú ý đến cách trồng và chăm sóc cho cây.
Về đất trồng
Lưỡi hổ có thể sinh sống tốt với mọi loại đất nhưng phù hợp nhất với đất pha cát, đất lẫn sỏi. Nên trồng trên loại đất có tính kiềm cao, pha cát. Với cây con mới trồng, nên chọn loại đất phù sa trộn xơ dừa, xỉ than hoặc mùn cưa để kích thích bộ rễ phát triển mạnh, sinh trưởng tốt.
Về ánh sáng
Lưỡi hổ là loại cây ưa sáng, chúng cũng có thể sống tốt trong môi trường bóng râm. Nếu trồng cây Lưỡi hổ để bàn, để trong nhà thì mỗi tháng 1 lần, hãy để chúng ra ngoài môi trường để cây hấp thụ ánh nắng mặt trời, quang hợp tốt. Có như vậy lá cây mới dày và xanh đẹp.

Tuy nhiên, cần tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng buổi trưa. Nên để chúng ra ngoài vào đầu giờ sáng hoặc cuối giờ chiều là tốt nhất.
Về nước tưới
Do xuất thân từ môi trường thời tiết nóng ẩm nên Lưỡi hổ chịu hạn rất tốt. Cây có thể sinh trưởng mạnh trong môi trường khô hạn. Bạn không nên tưới quá nhiều nước dẫn đến tình trạng úng nước và thối rễ.
Nếu trong môi trường trong nhà sử dụng điều hòa, nên tưới 1 lần/ tuần cho cây. Nếu thời tiết có độ ẩm cao, có thể hạn chế tưới nước với mức độ 1 tháng/ lần. Khi tưới nước, bạn nên dùng bình xịt để tưới toàn bộ lá, thân và làm ẩm bộ rễ.
Về nhiệt độ
Giống như những cây nhiệt đới khác, cây phát triển tối ưu nhất ở khung nhiệt độ từ 18 – 32 độ. Nếu nhiệt độ xuống dưới 13 độ trong thời gian dài, cây sẽ có hiện tượng cóng và chết lá, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khả năng sinh trưởng của cây.
Về phân bón
Cây Lưỡi hổ có nhu cầu dinh dưỡng trung bình, không đòi hỏi quá cao lượng phân bón. Bạn có thể bón phân theo chu kỳ 3 tháng/ lần. Nên bón phân vào mùa xuân, mùa thu. Tránh bón vào mùa lạnh bởi phân không tan, khó hấp thụ. Thỉnh thoảng, nên xới đất cho đất tơi xốp, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Loại phân bón thường được sử dụng cho Lưỡi hổ là Potasse. Chúng sẽ kích thích bộ rễ, tăng cường độ dày cho lá. Nếu cung cấp đầy đủ, cây sẽ đẹp và bền màu hơn.
Về phòng trừ sâu bệnh
Lưỡi hổ được mệnh danh là loại cây khỏe mạnh, ít bị tác động từ sâu bệnh. Nhưng gia chủ cần chú ý đến hiện tượng nấm và mốc lá. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do thiếu ánh sáng hoặc thiếu chất dinh dưỡng cho cây.

Để xử lý tình trạng này, cần đem cây ra chỗ sáng, dùng khăn thấm nước dấm tỏi để lau sạch. Trong trường hợp bệnh nặng thì cần cắt bỏ để tránh lây lan sang những lá bên cạnh. Sau đó, cần tiến hành bón phân, tưới nước thường xuyên để cây nhanh hồi phục.
Trong mùa mưa, Lưỡi hổ rất hay bị ốc sên gây hại. Loại sinh vật này gặm nhấm thân lá tạo ra những vết cắn nham nhở mất thẩm mỹ. Bạn có thể dùng phương pháp thủ công hoặc thuốc dụ ốc sên để tránh làm hại cho cây.
Nếu bạn đang sống trong môi trường ngột ngạt, bí bích, đừng quên sắm 1 chậu cây Lưỡi hổ để trang trí trong nhà. Không chỉ giúp thanh lọc không khí, làm đẹp cho ngôi nhà, rất có thể chúng sẽ mang đến may mắn, tài lộc cho bạn và những người thân trong gia đình. Và cũng đừng quên liên hệ với chúng tôi để có được chậu Lưỡi hổ đẹp, hợp phong thủy bạn nhé!

Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.