Contents
Giới thiệu chung về cây Thủy tùng
Cây Thủy tùng còn được biết đến với cái tên cây Thông nước, cây có tên khoa học là Glyptostrobus Pensilis. Đây cũng là loại thực vật duy nhất còn lại thuộc chi Glyptostrobus. Chính vì vậy, Thủy tùng có giá trị cao và vô cùng quý hiếm.
Thủy tùng có hình dáng độc lạ và vô cùng bắt mắt. Cây có xuất xứ từ vùng Đông Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, chúng cũng xuất hiện ở các tỉnh thành miền trong, có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.

Thủy tùng sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Cây sống hoang dã tự nhiên nên không cần quá nhiều công chăm sóc. Đây cũng chính là lý do vì sao Thủy tùng phong thủy là loại cây trồng nội thất được yêu thích nhất hiện nay.
Đặc điểm hình thái của cây Thủy tùng
Thủy tùng là loại cây thân gỗ rắn chắc. Trong tự nhiên, cây có thể cao tới 30 mét với đường kính gốc cây từ 0,5 – 1 mét. Tuy nhiên, khi trở thành cây phong thủy, được trồng trong nhà, cây bị hạn chế rất nhiều về mặt hình dáng để phù hợp với không gian.
Trung bình, cây Thủy tùng nội thất có chiều cao từ 0,8 – 1 mét. Với kích thước này, bạn có thể để chúng trong góc nhà, phòng làm việc hoặc khu vực sảnh của nhà hàng, khách sạn. Cây có sức sống mãnh liệt, màu xanh tràn đầy sức sống. Trồng cây trong nhà sẽ mang lại không gian thoáng đãng, mát mẻ.
Lá Thủy tùng có 2 dạng chính. Lá ở cành dinh dưỡng hình dùi, dài khoảng 0,6 – 1,3 cm, xếp thành 2 – 3 dãy. Lá rụng vào mùa khô. Loại lá thứ 2 là lá ở cành sinh sản. Chúng có hình vảy, dài khoảng 0,4 cm và không rụng lá.

Nón Thủy tùng đơn tính sẽ mọc riêng rẽ ở đầu cành. Nón cái có hình quả lê, mỗi vảy mang 2 noãn. Sau khi được thụ tinh thì các vảy sẽ hóa gỗ và dính nhau ở gốc. Quá trình này tạo thành một nón dài với các vảy gần như liền nhau, hơi uốn cong ra phía ngoài. Mỗi vảy lại mang 2 hạt, hình trứng, có cánh hơi hướng xuống dưới.
Thân cây Thủy tùng rắn chắc, tỏa ra mùi thơm nhẹ. Trong tự nhiên, gỗ Thủy tùng có khả năng chống mối mọt, cong vênh, vô cùng quý hiếm. Đứng trước nạn khai thác quá nhiều, Thủy tùng tự nhiên có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Cây Thủy Tùng phong thủy để bàn có màu xanh đậm. Lá hình tam giác nhỏ và xếp sát cạnh nhau. Cây cho hoa nhỏ màu trắng, mỗi cuống có từ 1 đến 4 hoa. Sau khi hoa tàn sẽ cho ra quả và hạt hình cầu màu đen tím.
Ý nghĩa của cây Thủy tùng
Thủy Tùng để bàn hiện là loại cây rất được ưa chuộng. Xuất hiện tại Việt Nam từ trước đó rất lâu, nhưng đứng trước nguy cơ Thủy tùng tự nhiên bị tuyệt chủng, cây càng trở nên hút khách. Loại cây này thực sự bùng nổ trong vài năm trở lại đây và là cây cảnh giới văn phòng ưa chuộng.
Cây có sức sống mãnh liệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Điều này tượng trưng cho ý chí vượt khó vươn lên. Trồng cây Thủy tùng trong nhà, trong phòng làm việc, gia chủ muốn nhắc nhở bản thân phải biết vượt qua mọi khó khăn và cám dỗ trong cuộc sống.

Giống như các loại Tùng khác có thân cây mọc thẳng, rắn chắc, Thủy tùng tượng trưng cho sự thanh tao. Chúng thể khí phách của một bậc chính nhân quân tử. Gia chủ, đặc biệt là nam giới trồng loại cây này sẽ thể hiện được sự uy nghi, phong thái đĩnh đạc của mình.
Trong phong thủy, cây Thủy tùng đặc biệt thích hợp với người tuổi Thân. Người tuổi này sở hữu cây Thủy tùng sẽ được may mắn, tài lộc dồi dào. Đặc biệt trong công việc làm ăn, kinh doanh sẽ mang lại nhiều tiền tài, phát lộc.
Loại cây này thường được trồng để trang trí phòng khách, phòng làm việc. Những nơi sang trọng khác như: sảnh khách sạn, nhà hàng, phòng hội nghị… cũng rất phù hợp để trưng bày loại cây này.
Với những ý nghĩa tuyệt vời của mình, Thủy tùng còn được chọn làm món quà tặng trong những dịp đặc biệt như: lễ mừng thọ, tân gia, thăng chức… Người nhận sẽ cảm thấy hạnh phúc và biết ơn người tặng với món quà đầy ý nghĩa này.
>>>Xem thêm: Top cây cảnh mini trang trí để bàn mang ý nghĩa thịnh vượng
Cách trồng và chăm sóc cây Thủy tùng
Thủy tùng là loại cây có sức sống mãnh liệt, có thể sống và sinh trưởng tốt trong môi trường thời tiết khắc nghiệt. Bởi thế, chúng không cần quá nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên, để có được 1 chậu Thủy tùng trang trí trong nhà ưng ý, bạn cũng cần chú ý đến những yếu tố như:
Về đất trồng
Cây thích hợp với loại đất giàu mùn, độ tơi xốp cao, thoáng khí. Nếu trồng cây non, nên trộn hỗn hợp đất với mùn, tro trấu, xơ dừa để kích thích bộ rễ, cây sẽ chóng phục hồi và phát triển tốt.
Về nước tưới
Đây là yếu tố quan trọng nhất khi bạn trồng cây Thủy tùng trong nhà. Loại cây này ưa ẩm, cần lượng nước lớn. Nước chiếm từ 70 – 90 % khối lượng cây. Nước tham gia hoà tan, có tác dụng vận chuyển các chất trong cây. Bởi thế, nếu thiếu nước Thủy tùng sẽ bị héo, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hô hấp… Thiếu nước trong thời gian dài sẽ khiến cây còi cọc, rụng lá và chết.

Ngược lại, thừa nước lại làm cây mềm yếu, giảm sức chống chịu với sâu bệnh gây hại. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu nước cho cây. Nên tưới nước 2 – 3 lần/ tuần, mỗi lần từ 250 – 350 ml nước tùy theo thể trạng của cây.
Về nhiệt độ, ánh sáng
Thủy tùng có thể sống ở mức nhiệt độ từ 10 – 32 độ C. Tuy nhiên, khoảng nhiệt thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 18 – 25 độ C. Cây có thể sống tốt trong môi trường điều hòa, máy lạnh mà không hề hấn gì.
Thủy tùng là loại cây ưa sáng, chúng cũng sống tốt trong môi trường bán râm. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến việc cung cấp ánh sáng cho cây. Ánh sáng giúp cây quang hợp tốt, tạo chất hữu cơ cấu tạo nên bộ phận của thân, cành, lá…ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và ra hoa. Bởi vậy, thỉnh thoảng nên đưa cây ra ngoài trời để đón ánh sáng tự nhiên.
Khung giờ lý tưởng nhất phơi nắng cho cây là từ 7 – 9 giờ sáng và 16 – 18 giờ chiều. Thủy tùng vốn là cây hoang dã, ưa nắng gió. Nhưng nếu thay đổi môi trường đột ngột, cho cây phơi nắng trong thời tiết khắc nghiệt thì cây sẽ bị chết do sốc nhiệt.
Về chế độ dinh dưỡng
Trồng Thủy tùng, bạn không cần mất quá nhiều chất dinh dưỡng cho cây. Càng chậm lớn, cây càng giữ được dáng của mình, có tuổi thọ cao hơn. Một điều cần lưu ý là không được bón Đạm đơn. Bạn nên bón phân hỗn hợp theo công thức NPK để cây được khỏe, lá đẹp và bền màu. Cũng có thể tăng cường Kali để kích thích bộ rễ phát triển.

Mỗi năm, chỉ cần bón 2 lần phân vào mùa xuân và mùa thu. Sau khi bón phân cần tiến hành xới xáo phần đất xung quanh và tưới nước. Có như vậy, cây mới hấp thụ được hết chất dinh dưỡng, tránh bay hơi.
Về phòng trừ sâu bệnh gây hại
Loại cây này có khả năng kháng bệnh rất tốt, ít bị sâu bệnh gây hại. Tình trạng phổ biến nhất của cây chính là héo vàng lá. Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do chế độ nước không đảm bảo và vàng lá do sâu bệnh gây nên.
Nếu bệnh cho chế độ nước, cần điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp. Còn nếu vàng lá do sâu bệnh, ngay khi có dấu hiệu, cần cắt bỏ lá vàng, tiến hành phun trừ, sau đó bón phân để cây nhanh phục hồi.
Bạn đang có ý định sở hữu 1 chậu cây Thủy tùng trong nhà để kích đường tài lộc, công danh? Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi sau bài viết này. Với kinh nghiệm nhiều năm làm nghề, bạn sẽ được nghe những lời tư vấn chân tình và hữu ích nhất!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.