Contents
Cây Trầu Bà phong thủy là loại cây xanh để bàn vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Loại cây này rất được dân văn phòng ưu ái chọn lựa để trang trí cho bàn làm việc của mình. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, ý nghĩa của loại cây phong thủy này bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

Đặc điểm hình thái của cây Trầu Bà phong thủy
Cây Trầu Bà (tên khoa học: Epipremnum aureum) thuộc họ Ráy (Araceae) hay còn gọi là cây Tróc bạc. Nguồn gốc của cây Trầu Bà đến từ đảo Solomon, ở Indonesia. Ngoài những tên gọi trên loại cây này còn có các tên gọi khác như: Cây sắn dây Hoàng kim, Vạn Niên Thanh leo, Thạch Cam Tử, Hoàng Tam Điệp, Trầu Bà Vàng….

Cây Trầu Bà phong thủy rất dễ sống và nó có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh ở trong bóng râm. Trầu Bà là loại cây xanh hút nhiều nước hay nói cách khác là thích nước, vì thế nó có thể trồng thủy sinh.

Cây Trầu Bà để bàn là loại cây xanh có thân thảo leo, có rất nhiều rễ khí sinh. Loại cây này có lá đơn và gốc lá hình tim, trên lá có màu đốm vàng cũng có loại là màu xanh toàn phần và có cụm hoa dạng mo. Ngoài ra nó còn có đặc điểm là cuống ngắn, buông thõng xuống hoặc bò dài trên các chậu treo trông rất đẹp mắt.
Ý nghĩa của cây Trầu Bà phong thủy để bàn
Cây Trầu Bà phong thủy để bàn có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

Đối với không khí, môi trường:
Trầu Bà là loại cây giúp thanh lọc không khí bị ô nhiễm và có nhiều khí độc rất tốt. Hơn hết loại cây xanh này còn có khả năng hút khí độc từ máy tính và loại bỏ những chất gây ung thư như Formaldehydes và nhiều loại chất hóa học dễ bay hơi khác. Vì thế mà cây Trầu Bà thường được sử dụng trang trí trong văn phòng làm việc hay không gian phòng họp, phòng khách để mang lại không khí trong lành, giúp cho bạn làm việc thoải mái và thư giãn hơn.
Đối với sức khỏe con người:
Vì cây Trầu Bà có tác dụng thanh lọc không khí, vì thế loại cây này giúp cho bạn cải thiện được sức khỏe và sảng khoái hơn trong công việc.
Hơn nữa trong y học cổ truyền thì loại cây này chính là một trong những thành phần có thể điều chế thuốc có tác dụng tráng dương, bổ thận. Loại thuốc điều chế từ Trầu Bà được các chuyên gia y tế đánh giá cực kỳ an toàn và hiệu quả.
Đối với phong thủy:
Cây Trầu Bà trong phong thủy giúp cho gia chủ hút may mắn, kích vượng khí. Trầu Bà ở dạng cây leo, chính là tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ và phát triển không ngừng. Không những thế loại cây xanh phong thủy này còn giúp đem đến đến bình an, hạnh phúc cho gia chủ. Hơn nữa nó còn thể hiện sự sang trọng, quyền uy của bạn nữa đấy!
>>>Xem thêm: Các loại cây mang ý nghĩa phong thủy bình an, hạnh phúc cho gia đình
Kỹ thuật chăm sóc cây Trầu Bà phong thủy để bàn
Trầu Bà thuộc loại cây rất dễ chăm sóc. Loại cây xanh này không đòi hỏi cao về ánh sáng và nước. Dù sống trong môi trường nắng nóng Trầu Bà vẫn có thể sống sót được, thế nhưng nó sẽ bị cháy là không được đẹp. Nếu trong nhà, trong văn phòng có ánh nắng nhẹ thì đây chính là điều kiện lý tưởng nhất cho sự phát triển của cây. Chính vì vậy, bạn chỉ cần khéo léo hơn trong việc chọn đất trồng cây, tưới nước và vị trí đặt cây với ánh sáng vừa đủ thì Trầu Bà sẽ sống và xanh tốt quanh năm.

Tuy nhiên để cây có thể phát triển và sinh trưởng, có tuổi thọ lâu bạn vẫn nên lưu ý một số yếu tố quan trọng dưới đây:
Đất trồng
Cây Trầu Bà nên trồng loại đất xốp, thoáng khí. Loại đất này sẽ giúp cây giữ được ẩm. Để có được loại đất này thì bạn có thể trộn nhiều xơ dừa, tro, trấu, phân chuồng hoại mục, than củi. Tuy nhiên với đất vườn hay đất thịt thì Trầu Bà cũng vẫn có thể sống được.
Nhiệt độ
Loại cây này có tốc độ sinh trưởng khá nhanh. Đặc biệt cây Trầu Bà sống rất tốt ở bóng râm, và nó sẽ phát triển nhanh ở những nơi có khí hậu mát mẻ và nhiều nước. Với loại cây này bạn có thể làm cây thủy sinh cũng được. Như vậy cây có thể sống được ở nhiệt độ từ 15°C đến 45°C , và nó sinh trưởng rất tốt ở nhiệt độ 15°C đến 26°C. Ngoài ra loại cây này không chịu được lạnh, vì vậy khi trời lạnh bạn cần phải đảm bảo nhiệt độ trên 80C.
Ánh Sáng
Ánh sáng là một trong những yếu tố khá quan trọng. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây, giúp cho cây hình thành lên chất diệp lục để có thể tiến hành trao đổi năng lượng.
Trầu Bà thuộc loại cây ưa bóng râm và thích ánh nắng nhẹ vào buổi sáng với buổi chiều muộn. Hoặc có thể chỉ cần nơi ánh sáng điện huỳnh quang là Trầu Bà có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Khi dưỡng người ta thường dùng lưới có độ che phủ từ 50% – 60% để giúp che bóng cho cây. Là loài cây rất phù hợp để trang trí nội thất trung cư nhà ở.
Nước
Nước là thành phần chủ yếu giúp cho cây điều hòa được nhiệt độ và độ ẩm. Mặt khác cây Trầu Bà rất ưa nước, do đó bạn cần phải duy trì nước thường xuyên cho cây để đảm bảo cho Trầu Bà có độ ẩm cao.
Khi để cây trên bàn hay trong nhà thì bạn cần duy trì 1 tuần tưới 2 lần và mỗi lần đủ ẩm đất là được. Đối với cây Trầu Bà thủy sinh thì bạn chỉ cần đổ thêm nước vào khi nào cạn nước là được. Với trường hợp này bạn không nên để nước đục mà hãy để nước trong. Đồng thời bạn hãy thường xuyên loại bỏ rễ bị hư và nếu rễ mọc nhiều thì có thể chuyển sang bình lớn hơn hoặc tỉa bớt đi.

Dinh dưỡng
Khi trồng cây được khoảng một tháng thì bạn nên bón Kali, đồng thời kết hợp với bón phân Dinamic. Bạn trộn hai loại phân này vào nhau với tỷ lệ là 5 Dinamic: 1 Kali. Thông thường người ta sẽ bón từ 100g – 200g hỗn hợp phân trên cho một chậu cây. Chu kỳ để bón phân là 1 tháng/lần/chậu cây.
Ngoài ra bạn nên dùng phân bón lá hay phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng trên lá để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây qua bộ lá và thân. Hoạt chất Chitosan hay Lợi Nông đang là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp với những loại phân bón lá khác để giúp kích thích sự sinh trưởng của cây.
Nhân giống
Cắt một đoạn cành của cây Trầu Bà có nhánh, có mầm, bạn nên chọn cành mập và khỏe. Sau đó bạn mang nó trồng vào chậu cát thô hoặc xuống đá trân châu. Bạn không nên đem cành này cắm vào nước hay đất ẩm. Bởi vì cây Trầu Bà chỉ có thể nhân giống được khi sự sinh trưởng bị ngăn chặn. Đây là cách nhân giống nhanh và hiệu quả nhất hiện nay.
Các bệnh thường gặp và cách xử lý
Cây Trầu Bà thường có rất ít sâu hại, thế nhưng thỉnh thoảng nó cũng mắc một số bệnh như: ve, rệp, thối rễ… Khi đó, bạn có thể sử dụng những loại thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật thông thường.
Khi cây Trầu Bà có hiện tượng khô héo, vàng úa, rụng lá thì bạn phải kịp thời có chăm sóc để giúp cho cây hồi phục lại sự sống. Với trường hợp này bạn không nên để cây tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời, nó sẽ khiến cho cây Trầu Bà có nguy cơ chết. Vào thời gian này bạn chỉ nên cắt bỏ đi những chiếc lá khô héo, vàng úa. Đồng thời phải đảm bảo cho cây đủ nước và bạn cũng có thể bón thêm dinh dưỡng cho cây.
Ngoài ra có một số vấn đề bạn có thể sẽ gặp phải với cây Trầu Bà đó chính là côn trùng. Mealybugs là một trong những loại côn trùng khá phổ biến mà cây Trầu Bà thường hay gặp phải. Đối với cây trồng được một hoặc hai tuần bạn nên xử lý theo cách: Dùng hỗn hợp nước và rượu cọ xát lên lá cây, sau đó sử dụng xà bông và xà phòng nước rửa nhẹ. Khi xử lý xong bạn để khô sau đó rửa lần thứ hai. Bạn áp dụng biện pháp này một tuần hai lần trong hai tuần cây Trầu Bà sẽ được an toàn.
Trên bàn làm việc của bạn đã có chậu cây Trầu Bà chưa? Hãy nhanh tay kết nối với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ và đặt hàng miễn phí bạn nhé!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.