Contents
Giới thiệu về cây Tùng la hán phong thủy
Trong 4 loại cây Tùng – Trúc – Cúc – Mai thì Tùng luôn đứng ở vị trí đầu tiên. Đây là loại cây quý, mang đến ý nghĩa phong thủy rất lớn cho gia chủ. Người ta trồng Tùng la hán phong thủy để làm cảnh trong nhà, ngoài sân, trong vườn không chỉ bởi đây là loại cây đẹp mà chúng còn mang đến ý nghĩa rất lớn về mặt phong thủy.
Tùng La Hán tượng trưng cho chữ Thọ. Chính vì thế, loại cây này thể hiện cho sức khỏe, sự trường tồn vĩnh cửu. Cây mang nhiều ý nghĩa về mặt sức khỏe. Cây Tùng la hán thường được dùng để làm cây trang trí trong nhà, làm quà tặng dịp lễ tết, mừng thọ với ý nghĩa gia chủ luôn được may mắn, thịnh vượng và bình an.

Đặc điểm hình thái chung của cây Tùng la hán phong thủy
Cây Tùng la hán có tên khoa học là Podocarpus macrophyllus, là cây cảnh thuộc họ Thông tre. Loại cây này có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản và Trung Quốc. Với văn hóa phương Đông, cây Tùng la hán đã phát triển rộng rãi ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam.
Cây Tùng la hán được chia thành 2 loại là lá ngắn và lá dài. Chúng được trồng rất nhiều làm cây cảnh ở đình chùa, công viên, trước sân nhà. Cây có tuổi thọ khá lâu, dễ tính, có thể sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường thời tiết khác nhau. Nếu chăm sóc tốt, cây có thể sống được tới hàng chục năm.
Dù không có hoa và quả đẹp, hình dáng quả trông giống tượng La hán, thân cây lại mộc mạc xù xì nhưng Tùng la hán vẫn được coi là cây “đại gia”. Trước đây, cây Tùng chỉ được trồng trong khuôn viên của những gia đình giàu có, thành đạt. Gần đây, chúng đã được phát triển thành loại cây phổ biến, được nhiều người yêu thích.

Tùng La hán thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, tuổi thọ cao, thân xù xì, lá xanh quanh năm. Nhìn bề ngoài, cây Tùng la hán có hình dáng rất giống với cây thông. Thân cây mọc thẳng đứng, có phân nhánh với nhiều cành ngang.
Những ý nghĩa của cây Tùng la hán phong thủy
Với đặc điểm trường thọ, Tùng la hán mang rất nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Đây là loại cây thể hiện sự thịnh vượng, trường thọ và may mắn. Gia chủ trồng cây Tùng la hán trong nhà với mong muốn luôn được mạnh khỏe, bình an.
Trong những ngày mừng thọ, Tùng la hán trở thành vật phẩm, quà tặng không thể thiếu. Cây mang ý nghĩa “Thọ tựa nam sơn”. Người tặng muốn thể hiện lòng thành kính, sự hiếu thảo và lễ nghĩa của mình với bề trên hoặc đấng sinh thành.
Người xưa quan niệm rằng, loại cây này có linh khí. Chúng tượng trưng cho sự bề thế, uy nghi. Cây rất được yêu thích để trồng trong những công trình như đình chùa, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, quán cà phê…
Thêm vào đó, cây có đặc điểm là ít biến đổi hình dáng, luôn cứng cỏi, mạnh mẽ. Điều này thể hiện khí phách, bản lĩnh của người anh hùng luôn vững vàng trong mọi hoàn cảnh. Riêng với loại Tùng la hán phong thủy, sản phẩm rất được ưa chuộng làm cây trang trí trên bàn làm việc, thể hiện sự uy nghi của người lãnh đạo.

Với lá xanh biếc bốn mùa, đây còn là loại cây có tác dụng cung cấp Oxy, thanh lọc không khí. Cây giúp cho không khí căn phòng trở nên tươi mát và thông thoáng hơn. Bạn có thể trồng Tùng la hán vào chậu đặt trong phòng khách, phòng làm việc đều có tác dụng rất tích cực.
>>>Xem thêm: Các loại cây cảnh mini để bàn mang ý nghĩa phong thủy tài vận
Cách trồng và chăm sóc cây Tùng la hán phong thủy
Tùng la hán là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Nhưng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, có dáng đẹp, thế độc đáo lại cần rất nhiều công sức của gia chủ. Vậy cách trồng và chăm sóc cây Tùng la hán phong thủy như thế nào? Hãy tiếp tục cùng chúng tôi theo dõi bài viết này. Chắc chắn, bạn sẽ có những thông tin hữu ích.
Về đất trồng
Đất trồng cho cây Tùng la hán không quá cầu kỳ. Chúng không cần có quá nhiều dưỡng chất. Nhưng điều quan trọng là đất phải thoáng và tơi xốp. Bạn có thể trộn mùn, tro trấu cùng xơ dừa để tạo độ thoáng ẩm cho cây.
Về nước tưới
Tùng la hán là loại cây không quá ưa ẩm. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, bạn chỉ nên cung cấp 1 lượng nước vừa phải. Tránh để cây khô hoặc úng nước. Với cây Tùng la hán phong thủy để trong nhà, gia chủ có thể tưới nước với tần suất 1 lần/ tuần. Mỗi lần nên tưới 1 lượng vừa phải theo kích thước của chậu cây, đủ làm ẩm đất. Tránh tưới quá nhiều bởi điều này khiến cây dễ bị úng nước, ảnh hưởng đến sự phát triển và có thể gây chết.
Bạn cũng có thể dùng bình xịt để phun nước lên lá hoặc dùng khăn ẩm để lau lá. Không chỉ giúp cung cấp độ ẩm cho cây, chúng còn giúp lá cây được sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, tăng cường khả năng quang hợp.
Về ánh sáng
Thông thường, Tùng la hán được chọn làm cây cảnh Bonsai, cây phong thủy trong nhà. Chính điều này khiến cây thích nghi tốt trong mọi môi trường ánh sáng. Dù ở nơi ánh sáng mạnh hay bóng râm cây đều có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Tuy nhiên, bạn cũng tránh để ở những nơi ánh sáng quá gắt như bên cạnh cửa sổ, nơi cửa kính có ánh nắng trực tiếp. Tốt nhất là nên bày đặt Tùng la hán ở bàn làm việc, bàn khách. Không chỉ mang lại không gian xanh mát, đây còn là môi trường ánh sáng lý tưởng cho cây.
Dù là cây cảnh phong thủy nội thất trong nhà, nhưng bạn cũng nên thường xuyên đưa cây ra ngoài môi trường. Có thể mang Tùng la hán ra ngoài trời vào lúc sáng sớm và chiều muộn để cây trao đổi với không khí bên ngoài. Tránh để cây ra ngoài nắng gắt, cây sẽ có tình trạng cháy và héo lá.

Chế độ gió
Đây là yếu tố đặc biệt gia chủ cần chú ý. Bởi trong tự nhiên, Tùng la hán sống trên núi cao, có nhiều gió lớn. Đây cũng là yếu tố giúp cho lá cây được dày và khít. Nếu thiếu gió, sống trong môi trường kín, lá cây sẽ bị rụng dần, thưa thớt, mất đi giá trị thẩm mỹ cho cây.
Bởi vậy, để Tùng la hán phát triển giống tự nhiên, lá cây dày và xanh mượt, bạn nên để cây tại nơi nhiều gió. Nếu ở bàn khách, có thể đặt chúng trước quạt lớn. Còn trong môi trường điều hòa, có thể đặt cây ngay trước cửa điều hòa để cây đón gió.
Về chế độ phân bón
Là giống cây trồng tự nhiên, Tùng la hán không đòi hỏi quá nhiều về phân bón. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho cây. Hàng năm, có thể bón Kali để thân cây chắc khỏe, tăng cường màu xanh cho lá.
Một lưu ý nhỏ đối với Tùng la hán nói riêng cũng như cây cảnh phong thủy trong nhà nói chung là người trồng nên hạn chế lượng Đạm. Đây là loại phân kích thích tăng trưởng chiều cao, tán lá. Trong khi những loại cây cảnh trong nhà cần hạn chế chiều cao để phù hợp với không gian.
Cách nhân giống cây Tùng la hán phong thủy
Với tư cách là cây trồng phong thủy quý hiếm, vấn đề nhân giống cây cũng khiến nhiều gia chủ băn khoăn. Hiện nay, phương pháp nhân giống chủ yếu đối với loại cây trồng này là: ươm hạt, chiết cành, tách bụi.

Trong đó, phương pháp ươm hạt là đơn giản nhất nhưng lại mang lại hiệu quả không cao. Hơn thế, nếu có thành công, phải mất nhiều năm nữa mới có thể dùng làm cây cảnh trong nhà. Trong khi phương pháp tách bụi và chiết cành lại hạn chế được những nhược điểm này. Tuy có mất nhiều công sức nhưng hiệu quả mang lại là rất cao.

Có thể nói, Tùng la hán phong thủy là cây cảnh quý. Trồng Tùng la hán phong thủy trong nhà sẽ giúp gia đình bạn được may mắn, trường thọ và bình an, cây trồng nơi văn phòng làm việc vừa làm cảnh vừa tăng khí vận tài lộc. Bạn có muốn sở hữu 1 cây Tùng la hán đẹp – độc – lạ không? Nếu có nhu cầu, đừng quên liên hệ với chúng tôi sau bài viết này để được hỗ trợ tốt nhất!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.