Contents
Vạn Niên Thanh một trong những loại cây xanh phong thủy rất được ưa chuộng trong các hộ gia đình,là loại cây yêu thích trong văn phòng,… hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được đặc điểm, ý nghĩa của cây Vạn Niên Thanh phong thủy. Vì vậy hãy cùng tham khảo những chia sẻ về những thông tin hữu ích về Vạn Niên Thanh trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Đặc điểm hình thái của cây Vạn Niên Thanh phong thủy
Cây Vạn Niên Thanh có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena, thuộc họ Araceae (họ ráy) có hoa. Vạn Niên Thanh có nguồn gốc xuất xứ đến từ Colombia, Brazil. Loại cây cảnh này có hai dạng đó là dạng bẹ và Vạn Niên Thanh leo (cây Trầu Bà).

Vạn Niên Thanh là một loại cây thảo rất dễ chăm sóc. Nó có rễ mập, tròn và có chiều cao trung bình khoảng từ 60cm – 1m và có nhiều đốt. Trên đốt của cây có rất nhiều rễ con. Cuống lá của cây Vạn Niên Thanh dài thành bẹ mọc ra từ thân cây có kích thước rộng khoảng 3.5 – 6mm, mép nguyên và mặt trên có màu xanh lục, mặt dưới có màu lục nhạt. Hoa của cây Vạn Niên Thanh mọc thành từng bông có màu xanh.
Ý nghĩa của Vạn Niên Thanh phong thủy trong nhà
Vạn Niên Thanh là loài cây cảnh mang trong mình rất nhiều ý nghĩa đối với đời sống, sức khỏe, tinh thần của mỗi người. Đặc biệt Cây Vạn Niên Thanh trong phong thủy còn giúp cho gia chủ hóa giải được các luồng khí xấu và đón phúc lộc vào nhà.

Ý nghĩa cây Vạn Niên Thanh phong thủy trong đời sống:
Vạn Niên Thanh là một trong những loại cây đẹp, rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Loại cây cảnh này mang lại nhiều ý nghĩa tốt đến với cuộc sống của mỗi người.
Vạn Niên Thanh thường được dùng để trang trí cho không gian sống của bạn trở nên tươi mát hơn. Đồng thời nó có thể giúp thanh lọc được những khí độc trong không khí hiệu quả, mang cho bạn một không gian sống trong lành và thoáng mát hơn.
Đối với sức khỏe:
Nếu đặt chậu Vạn Niên Thanh trên bàn làm việc thì màu xanh của cây sẽ giúp cho bạn điều hòa mắt. Đồng thời nó còn giúp giảm bớt đi những tác hại xấu của tia tử ngoại từ máy tính. Không chỉ thế loại cây này cũng mang lại cho bạn một tinh thần tỉnh táo hơn giúp có thêm nhiều ý tưởng hay trong công việc.
Ngoài ra rễ và thân của cây Vạn Niên Thanh còn có thể dùng để sắc thuốc khi phơi khô. Trong lá, rễ và hạt của cây có nhiều hoạt chất Rhodexin A, Rhodeniro, B1, B2, C và D giúp cho trái tim của bạn khỏe mạnh hơn.
Đối với tinh thần:
Vạn Niên Thanh như một món quà tinh thần đối với mỗi người. Nếu để một chậu cây Vạn Niên Thanh trang trí nội thất trong nhà hoặc trên bàn sẽ khiến cho gia chủ có được một cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất. Loại cây này giúp hiệu quả làm việc của bạn được tốt hơn. Bên cạnh đó nó còn có khả năng điều hòa tinh thần của bạn nữa đấy!

Ý nghĩa cây Vạn Niên Thanh trong phong thủy:
Trong phong thủy, Vạn Niên Thanh là loại cây mang đến cho gia chủ nhiều tài lộc và sự may mắn. Đặc biệt là đối với những người có tuổi Thìn cầm tinh con Rồng.
Loại cây này rất thích hợp với những ai làm kinh doanh, hay làm trong những lĩnh vực đầu tư khác. Chẳng hạn như mở rộng thị trường, đầu tư chứng khoán.
Khi đặt Vạn Niên Thanh trong phòng làm việc sẽ giúp hóa giải mọi luồng sát khí cho gia chủ. Đặc biệt cây còn có khả năng kích hoạt và thúc đẩy sao Tứ lục chủ về khoa cử, mang đến nhiều phúc lộc, thịnh vượng và cát tường.
Đồng thời Vạn Niên Thanh còn là một món quà cực kỳ ý nghĩa. Nó thay cho lời chúc tốt lành, may mắn nhất dành cho người được nhận. Nếu bạn chọn chúng là một món quà trong ngày tết, có nghĩa là sự sung túc tốt đẹp. Còn khi tặng trong hôn lễ là cầu chúc đôi bạn trăm năm hạnh phúc. Đối với lễ mừng thọ thì Vạn Niên Thanh chính là lời chúc sống lâu. Chính vì thế thế loại cây tâm linh này hiện đang được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn.
Tuy nhiên để hóa giải được sát khí và kích hoạt, thúc đẩy sao Tứ lục chủ về khoa cứ thì bạn nên đặt cây bên cạnh cửa sổ gần bàn học. Hoặc bạn cũng có thể đặt cây ở phòng khách, phòng đọc sách hay phòng làm việc để tăng làm vượng khí cho công việc của mình.
>>>Xem thêm: Top các loại cây xanh phong thủy trang trí trong nhà
Cách trồng và kỹ thuật chăm sóc cây Vạn Niên Thanh phong thủy
Cây Vạn Niên Thanh phong thủy là một loại cây tương đối dễ trồng và chăm sóc. Với loại cây này bạn có thể trồng trực tiếp ở trong đất hoặc nước. Với môi trường nào thì cây Vạn Niên Thanh cũng rất dễ trồng, chăm sóc.

Trồng trong đất:
Trước hết bạn hãy chuẩn bị đất có độ tơi xốp, sau đó trộn với trấu, xơ dừa, đất, phân theo tỷ lệ: trấu 1/5 + 1/5 xơ dừa + đất 2/5 + 1/5 phân ủ sẵn. Sau cùng, bạn hãy bón thêm 100g phân lót vào 10 kg đất. Bạn hãy chọn chậu tuỳ thích đưa đất đã chuẩn bị trước đó vào đáy chậu. Tiếp theo, bạn đưa bầu cây Vạn Niên Thanh vào chậu đất, sao cho nó thấp hơn miệng chậu khoảng từ 3cm – 5 cm. Chú ý bầu cây và đất không bị nghiêng và phải bằng phẳng. Sau cùng, bạn hãy tưới đẫm nước, chờ cho cây phát triển.
Trồng trong nước:
Vạn Niên Thanh trồng theo phương thức thuỷ canh thường được đặt trang trí ở bàn làm việc, vì thế nó có cách trồng đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch bình, sau đó đổ nước vào khoảng 2/3 bình và nhỏ vài giọt thuỷ sinh vào để tạo môi trường cho Vạn Niên Thanh phát triển tốt. Sau đó cho nhánh cây Vạn Niên Thanh đã được chuẩn bị sẵn vào bình rồi bạn hãy đặt ở nơi có bóng râm. Thi thoảng bạn hãy đem bình Vạn Niên Thanh đặt ở nơi có ánh nắng như cửa sổ để tránh tình trạng cây bị vàng lá.

Để cây Vạn Niên Thanh có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất bạn nên lưu ý đến một số yếu tố quan trọng dưới đây như:
Ánh sáng:
Vạn Niên Thanh là loại cây cảnh khá ưa sáng do đó bạn nên để cây ở nơi mà ánh sáng có thể chiếu tới vào buổi sáng và chiều tối. Ngoài ra bạn cũng cần phải cho cây phơi nắng 1 tuần ít nhất 1 lần hoặc cũng có thể là 2 – 3 lần/ tuần nếu như bạn có thời gian.
Nhiệt độ:
Để cây có thể sinh trưởng tốt nhất bạn cần giữ ở nhiệt độ khoảng từ 18-25°C.
Đất trồng:
Loại cây này có rễ rất khỏe và nó có thể sống được ở nơi có đất thịt rắn chắc. Thế nhưng tốt hơn hết bạn nên chọn loại đất mùn, mềm mại chứa nhiều dưỡng chất để trồng cây, như vậy cây sẽ phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.
Nước:
Cây thường tích nước ở thân lá. Vì thế nước cũng không quá quan trọng đối với cây Vạn Niên Thanh. Tuy nhiên bạn nên tưới nước 1 tuần khoảng 2-3 lần. Ngoài ra bạn chỉ nên tưới cho đến khi đất ẩm thôi, chứ không nên tưới quá đậm. Bởi khi tưới đẫm nước cây sẽ bị úng nước và khiến cho rễ cây bị thối và chết dần.
Dinh dưỡng:
Trong thời kỳ sinh trưởng, muốn cây lớn nhanh thì bạn cần bón phải bón phân đạm. Khi cây đã trưởng thành bạn hãy giảm bớt lượng phân bón xuống để có thể giữ cho hình dáng cây được ổn định và đẹp mắt hơn. Bạn nên bón phân cho câu 1 tháng khoảng từ 1 – 1.5 lần để có thể cung cấp đủ được dưỡng chất cho cây.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh:
Bạn nên thường xuyên làm sạch lá cây Vạn Niên Thanh, nhất là ở mặt dưới để có thể tránh sâu bọ tấn công của. Khi cây có hiện tượng bị đốm lá bạn cần kịp thời loại bỏ ngay chiếc lá hỏng đó và vào thời kỳ đầu nên phun Bordo Mix với nồng độ 0,5%-1%. Ngoài ra bạn cần thỉnh thoảng xới đất để tạo nên độ tươi xốp. Trong khoản 2 năm bạn nên đảo chậu một lần, và cắt bỏ những thân cây trụi lá để quá trình ra chồi non được thúc đẩy nhanh hơn.

Trên đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc của cây Vạn Niên Thanh phong thủy. Nếu bạn còn điều gì chưa hiểu hay muốn đặt mua cây Vạn Niên Thanh, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí ngay hôm nay.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.